Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

21:08 - 20/01/2018

Đây là dự án có tổng kinh phí 2,65 triệu USD sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, thông qua việc xây dựng mô hình hỗ trợ phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Khởi động dự án. Ảnh: VGP/Thu Cúc

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) khởi động Dự án xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam và tham vấn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Năm 2017, lần đầu tiên Quốc hội đã nghe và thảo luận về Báo cáo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, phiên họp đã được truyền hình trực tiếp tới toàn thể nhân dân. Điều này khẳng định bình đẳng giới được quan tâm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiến pháp và các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình về bình đẳng giới đã được triển khai ngày càng có hiệu quả tích cực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục.

Đặc biệt là việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm đã đem lại những hiệu ứng tích cực. Khoảng cách giới giữa nam và nữ ở Việt Nam ngày càng thu hẹp.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết công tác này vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu các dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các dịch vụ đạt chuẩn. Các hoạt động trợ giúp pháp lý, tâm lý, chăm sóc sức khỏe chưa thực sự hiệu quả. Định kiến giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận lớn của người dân. Năng lực cán bộ làm công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lưc đối với phụ nữ và trẻ em gái còn thấp.

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Astrid Bant cho rằng, hiện nay, đã có nhiều hành động của Chính phủ và sự chung tay của các đối tác phát triển khác. Nhiều chương trình đã được xây dựng, tuy nhiên vẫn cần nỗ lực hơn nữa để các nạn nhân tiếp cận được những dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Bà hy vọng, thông qua Dự án, hàng triệu phụ nữ của tỉnh Quảng Ninh nói chung và đặc biệt là những nạn nhân bị bạo lực sẽ được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cần thiết để ổn định cuộc sống.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

61132

Hôm nay:
1
Tháng này:
416
Tổng lượt truy cập:
61132