Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Tìm giải pháp để phòng chống xâm hại trẻ em trên mạng và trong nhà trường

11:23 - 13/01/2020

Tìm giải pháp để phòng chống xâm hại trẻ em trên mạng và trong nhà trường

Đây là chủ đề hội thảo do Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Quốc hội tổ chức ngày 13/1/2020.

Theo báo cáo, trong giai đoạn từ đầu năm 2015 đến năm 2018, số trẻ em bị xâm hại có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng trẻ bị xâm hại tăng đột biến trong năm 2019. Điều đó cho thấy, trên thực tế tình hình trẻ em bị xâm hại vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Ông Phan Thanh Bình, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát, chủ trì hội thảo

Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân như: Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em chưa thực sự được quan tâm, đây đó còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bạo lực, xâm hại trẻ em; ý thức chấp hành, việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm; hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em có lúc, có nơi bị bỏ lọt, bỏ qua, chậm bị xử lý; các loại thông tin, ấn phẩm, sản phẩm độc hại, không phù hợp, đặc biệt trên môi trường mạng, thông qua con đường du lịch trong thời gian dài không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời và không được xử lý triệt để; gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm bảo vệ trẻ em, chậm được bổ sung kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em....

Trước thực trạng trên, bảo vệ trẻ em là một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc khẩn trương, mạnh mẽ và phối hợp đồng bộ của toàn thể xã hội. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã quyết định lựa chọn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" nhằm xem xét, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; đồng thời kịp thời kiến nghị tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống xâm hại trẻ em và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Hội thảo với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, tổ chức có liên quan đã tập trung vào những vấn đề sau: Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và trong cơ sở giáo dục; việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức, cá nhân; các mô hình, giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và trong cơ sở giáo dục, về hoạt động công tác xã hội trong cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, hội thảo đưa ra đề xuất, kiến nghị cụ thể để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và trong cơ sở giáo dục trong thời gian tới.

Giai đoạn 01/01/2015-30/6/2019, toàn quốc đã phát hiện 7.824 vụ xâm hại trẻ em, với 8.588 đối tượng xâm hại, số trẻ em bị xâm hại 8.091 em (1.059 em nam, 7.032 em nữ).

Trong số trẻ em bị xâm hại thì phần lớn bị xâm hại tình dục - với con số 6.337/7.824 vụ (chiếm 81%), 6.432/8.091 em (chiếm 79,5%).

Lam Kiều 

 

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

67349

Hôm nay:
5
Tháng này:
808
Tổng lượt truy cập:
67349