Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Tỉ lệ nữ trong Quốc hội, HĐND phải đạt trên 35% vào năm 2030

17:14 - 24/05/2018

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược. Nghị quyết nêu lên các mục tiêu trong đó có mục tiêu cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ nay đến năm 2030.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam ngày 8/6/2017. Ảnh: Lâm Hiển

Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 19/05/2018. 

 Ủy Viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà (giữa)phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành Ủy TPHCM trong đợt khảo sát về công tác cán bộ nữ chuẩn bị cho Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", tháng 6/2017. Ảnh: Phạm Thương

Nghị quyết phân tích tình hình, nguyên nhân, từ đó đưa ra quan điểm, chỉ đạo cùng với mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể phải đạt được từ nay đến năm 2030, kèm theo đó nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

Theo đó, tùy mỗi giai đoạn cần phải đạt được mục tiêu cụ thể như sau:

1-Từ nay đến năm 2020: bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương

Đồng thời, thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên;  hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2- Đến năm 2025: Khuyến khích bố trí người không phải là người địa phương đối với các chức danh khác  

Ngoài ra, cần phải tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

3-Đến năm 2030: Các mục tiêu cụ thể là:

- Đối với cán bộ cấp chiến lược: Thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; trên 15% dưới 45 tuổi; từ 40 - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế (đối với quân đội, công an có quy định riêng của Bộ Chính trị).

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở Trung ương: Từ 20 - 25% dưới 40 tuổi; từ 50 - 60% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương:

+ Cấp tỉnh: Từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 25 - 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế;

+ Cấp huyện: Từ 20 - 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi.

+ Cấp xã (cán bộ chuyên trách cấp xã): 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.

- Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, cụ thể:

+ Cấp ủy viên các cấp: đạt từ 20 - 25%;

+ Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: đạt trên 35%.

Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, công an: Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sức chiến đấu cao; có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; từ 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

- Đối với đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia: Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học ở những lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh, đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới. Số cán bộ khoa học đạt ít nhất 11 người trên 1 vạn dân.

- Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao tính Đảng và ý thức tuân thủ pháp luật; sản xuất kinh doanh hiệu quả; từ 70 - 80% có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết nêu lên 8 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, trong đó có việc phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ. Một trong những nội dung của giải pháp này là thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.

Thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Nghị quyết yêu cầu tập trung vào 2 trọng tâm và 5 đột phá.

(Xem toàn văn Nghị quyết 26-NQ/TWDownload

 

Theo: http://phunuvietnam.vn/

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

69240

Hôm nay:
18
Tháng này:
650
Tổng lượt truy cập:
69240