Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền

00:00 - 02/09/2020

Thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh, để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng, các ngành, địa phương đã lên kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch.

Nhằm chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hiệu quả bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết và Zika, quyết tâm khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số ca mắc trong thời gian tới, UBND tỉnh Long An đã có công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, TP. Tân An tăng cường công tác phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết và Zika.

Tại văn bản, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika, đặc biệt là vùng có nguy cơ cao, kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài.

Đối với Sở Y tế, UBND tỉnh yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh Chikungunya, sốt xuất huyết, Zika, kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, phù hợp với diễn biến tình hình trên địa bàn tỉnh và khả năng xâm nhập dịch bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là trên tuyến biên giới của tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cập nhật đến ngày 20/8, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã ghi nhận 25 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue. Trong đó, tại huyện Mai Sơn 24 trường hợp và thành phố 1 trường hợp. Ngay sau khi xuất hiện ổ dịch tại huyện Mai Sơn, các lực lượng chức năng đã  thành lập đoàn công tác xuống điều tra dịch tễ tại thị trấn Hát Lót; lấy mẫu làm xét nghiệm test nhanh; chỉ đạo phun hóa chất phòng chống dịch bệnh tại thị trấn Hát Lót; đôn đốc người dân tại các tiểu khu dọn dẹp vệ sinh, vệ sinh các dụng cụ chứa nước hạn chế nguồn lân lan dịch bệnh; khẩn trương xây dựng phác đồ, điều trị cho các bệnh nhân. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm Test nhanh NS1 và Viện vệ sinh dịch tễ TW xét nghiệm và khẳng định typ; ban hành văn bản chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Mai Sơn triển khai các hoạt động phòng chống tại cộng đồng; tổ chức giám sát, điều tra véc tơ, phun hóa chất phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại khu vực ổ dịch… Hiện đã có 7 ca đã khỏi bệnh và 18 ca đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn và Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đều có tiến triển tốt.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền, Tỉnh yêu cầu các sở ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là huyện Mai Sơn tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân; Trung tâm y tế huyện Mai Sơn phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức truyền thông lưu động, phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng; tiếp tục rà soát, khoanh vùng dịch bệnh tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng…

Cục Y tế Bộ Công an cũng vừa có Công văn gửi các cơ sở y tế trong lực lượng Công an nhân dân về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền.

Cục Y tế đề nghị các cơ sở y tế trong lực lượng Công an nhân dân đặc biệt là đơn vị giáp biên giới với Campuchia tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đến từng cán bộ, chiến sỹ, học viên, công nhân Công an và can phạm, phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng; vận động nhân dân, người thân thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh do muỗi là vector trung gian (sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya…); phối hợp chặt chẽ với y tế trên địa bàn đóng quân triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch do muỗi là vector truyền bệnh trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch bằng các hoạt động cụ thể: Tổ chức diệt loăng quăng (bọ gậy); thu gom, lật úp, xử lý dụng cụ phế thải chứa nước, đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt…

Đồng thời, thực hiện tốt công tác giám sát, khám phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý triệt để khi có dịch xảy ra, hạn chế thấp nhất số ca tử vong.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

67233

Hôm nay:
2
Tháng này:
692
Tổng lượt truy cập:
67233