Bắp cải tuy giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được và không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được.
Người bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc
Bắp cải làm cho tình trạng dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng hơn, nhất là dưa bắp cải muối chua, vì có chứa histamine có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, xung huyết và chảy nước mũi.
Người tạng hàn
Những người thuộc tạng hàn thường xuyên có biểu hiện lạnh bụng mỗi khi ăn đồ mát hoặc lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Hơn nữa, cải bắp lại là thực phẩm có tính mát. Vì vậy, khi chế biến, ăn nên kèm theo một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm và giảm cảm giác lạnh.
Người hệ tiêu hóa kém
Bắp cải nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị tiêu chảy không nên ăn. Đặc biệt là không ăn bắp cải sống, muối xổi vì dễ sinh đầy bụng, nhất là những người bị đau dạ dày, người táo bón, tiểu ít. Cách tốt nhất đối với người có dấu hiệu bệnh trên, nếu ăn thì phải nấu chín.
Người bị bệnh thận
Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
Người bị cường giáp, bướu cổ
Bắp cải thuộc họ rau chữ thập, rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp. Cải bắp cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.
Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nếu ăn nhiều bắp cải sẽ có nguy cơ tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Người sau phẫu thuật vùng bụng, ngực, chảy máu nghiêm trọng, và người bệnh gan không nên ăn.
Thực phẩm kỵ kết hợp với bắp cải
Dưa chuột: Khi ăn bắp cải cùng dưa chuột sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị các chất dinh dưỡng.
Gan động vật: Sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Táo: Bắp cải tím kỵ táo sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Măng cụt: Ăn bắp cải cùng lúc với măng cụt sẽ làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thực phẩm nên kết hợp với bắp cải
Mộc nhĩ: Bắp cải kết hợp với mộc nhĩ tốt cho dạ dày, bổ não.
Cà rốt: Bắp cải kết hợp với cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư.
Cà chua: Kết hợp bắp cải với cà chua ngăn ngừa ung thư, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Thịt lợn: Kết hợp với thịt lợn tốt cho dạ dày, đường ruột.
Tôm nõn: Tôm nõn kết hợp với bắp cải đặc biệt có lợi cho bệnh nhân bị xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, sỏi mật và béo phì. Tôm nõn có tác dụng bổ thận, cường dương, tốt cho dạ dày. Bắp cải rất giàu vitamin C và vitamin E, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Bắp cải cũng chứa pectin và chất xơ, có thể ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol và acid mật trong ruột.
Lưu ý
Không ăn quá nhiều bắp cải vì bắp cải rất giàu chất xơ, nếu ăn quá nhiều sẽ thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và có thể gây tiêu chảy. Người già chức năng hệ tiêu hóa kém, mỗi ngày chỉ nên ăn 60g bắp cải là đủ.
St