Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Quốc hội thực hiện chương trình giám sát về phòng chống xâm hại trẻ em năm 2020

19:12 - 03/06/2019

Thảo luận tại hội trường sáng nay 3/6, nhiều đại biểu tán đồng với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 về thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em.

Sáng nay (3/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Theo tờ trình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 1 trong 2 chuyên đề nội dung cụ thể:

Chuyên đề 1 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, dự kiến giao Ủy ban Tư pháp chủ trì về nội dung.

Chuyên đề 2 về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt nam là thành viên”, dự kiến giao Ủy ban Đối ngoại chủ trì về nội dung.

Trong đó, phần lớn đại biểu nhất trí với chương trình giám sát chuyên đề 1. Nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cần thực hiện chuyên đề giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Bởi thời gian qua, đây là vấn đề bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm.

Qua thực hiện chuên đề này, cũng giúp phát hiện những vướng mắc, bất cập trong văn bản luật pháp; đồng thời thực hiện hoàn thiện hơn nữa khung pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Thông qua đó, giúp cơ quan tố tụng xây dựng quy trình hợp lý hơn trong xử lý, xét xử tội phạm này.

Đại biểu Lê Xuân Thân, đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa

Đại biểu Lê Xuân Thân, đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa kiến nghị mở rộng hơn nữa chương trình giám sát năm 2020. Bởi Luật Trẻ em được thông qua năm 2016 có rất nhiều nội dung, trong đó có các quy định về chăm sóc trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em và các quy định về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo đại biểu Lê Xuân Thân, trong Luật Trẻ em cũng nêu trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, ban ngành trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em từ trung ương đến cấp xã. Mặc dù vậy, việc xâm hại trẻ em thời gian qua vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc rất lớn trong dư luận xã hội. Qua đó, đại biểu Thân đề xuất việc giám sát chuyên đề mở rộng hơn nữa về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành liên quan trong thực hiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em và việc thực hiện Luật Trẻ em một cách toàn diện.

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết

Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Năm 2020 là năm các địa phương sẽ tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đồng thời, năm 2020 cũng là năm cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Vì vậy, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để tập trung cho các nội dung nêu trên và bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội giám sát 1 chuyên đề tại kỳ họp thứ 9.

Tại hội trường sáng nay, các đại biểu đã tiến hành biểu quyết thông qua chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” với 79,13% đại biểu tán thành.

Theo phunuvietnam.vn

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

68491

Hôm nay:
22
Tháng này:
966
Tổng lượt truy cập:
68491