Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Hàng nước ngoài gắn mác Made in Vietnam \\\'làm khó\\\' chị em

00:00 - 19/02/2019

Hàng hóa sản xuất trong nước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng là tín hiệu vui. Song việc nhiều mặt hàng tiêu dùng, thời trang, làm đẹp, thực phẩm có nguồn gốc từ nước khác, ngang nhiên gắn mác ‘Made in Vietnam’ trà trộn tại các chợ cũng gây khó với chị em khi mua sắm.

Sau cơn sốt dùng hàng nhập ngoại, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng quay trở lại ủng hộ hàng hóa trong nước. Các doanh nghiệp Việt cũng không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người Việt.

Hàng hóa sản xuất trong nước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt

Cùng với những mặt hàng trong nước sản xuất, thời gian gần đây, tình trạng hàng nước ngoài gian lận thương hiệu, gắn mác “Made in Vietnam” xuất hiện ngày càng nhiều, với mục đích để thu lợi nhuận từ người tiêu dùng; để trốn thuế và hưởng lợi bất hợp pháp từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

Loạn “Made in Vietnam” trên thị trường

Trong năm 2018, người tiêu dùng Việt, đặc biệt là giới “sành điệu” được một phen ngỡ ngàng khi các cơ quan chức năng vào cuộc và phanh phui ra hàng ngàn chiếc khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk được nhập từ Trung Quốc với giá 30.000 đồng/chiếc, đã được gắn mác “Made in Vietnam” và bán với giá từ 600.000 đồng tới vài triệu đồng/chiếc.

Một sản phẩm gắn nhiều tem mác - vụ việc Khaisilk gây bức xúc với người tiêu dùng trong năm 2018

Đây chỉ là một vụ việc tiêu biểu đã bị phát hiện. Nhưng trên thị trường, còn rất nhiều sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép được bày bán tại hàng loại các cửa hàng thời trang treo biển “Made in Vietnam”, nhưng phần lớn các sản phẩm bày bán trong đó lại có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Lý do một số chủ cửa hàng đưa ra là do hàng "Made in Vietnam" được người tiêu dùng Việt đánh giá là hàng có chất liệu tốt, bền, an toàn, nên các sản phẩm nước ngoài đã “đội lốt” để tăng sức mua với người tiêu dùng.

Hàng hóa từ các nước khác nhưng được gắn mác "Made in Vietnam" không chỉ xuất hiện nhan nhản tại trên thị trường hàng tiêu dùng, mà còn có mặt tại cả các làng nghề truyền thống, chuyên bán các sản phẩm do làng nghề sản xuất. Nếu đã từng đến làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy những sản phẩm lụa, gốm được bán tại những chợ ở đây có bao nhiêu % "Made in Vietnam" xịn và bao nhiêu % là hàng nhập khẩu được gắn mác "Made in Vietnam".

Trái cây, sản phẩm bị trà trộn và đội lốt nhiều tại các chợ

Không chỉ tại thị trường tiêu dùng, mà trên thị trường thực phẩm, đặc biệt là trái cây, hiện tượng hàng hóa đội lốt hoa quả, trái cây Việt Nam đã trở nên nhức nhối trong nhiều năm qua. Táo, cam, đào, nho… từ Trung Quốc, Thái Lan… qua cửa khẩu, đến các chợ đã được đổi tên thành trái cây Việt, có giá bán rẻ hơn trái cây trong nước nhiều lần, không chỉ gây loạn giá trên thị trường mà còn gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.

Mối nguy từ các sản phẩm mạo danh

Giải thích về hiện tượng hàng ngoại nhập được gắn mác “Made in Viet Nam”, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, do gần đây, nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy nên có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cũng có không ít mặt hàng nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia, hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.

Những mặt hàng lợi thế của Việt Nam như may mặc, giày dép... thường bị hàng ngoại nhập mạo danh Made in Vietnam

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam gây nên nhiều tác động xấu với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất.

Trước hết, những sản phẩm mạo danh, gắn mác “Made in Viet Nam” sẽ gây hậu quả trực tiếp đến các sản phẩm cụ thể bị mạo danh.

Với các doanh nghiệp, những sản phẩm gian lận nhãn mác còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Đối với người tiêu dùng, những sản phẩm đội lốt này gây ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý mà còn tác động đến hầu bao của người mua, gây hoang mang, mất niềm tin cho người tiêu dùng Việt, khi mua sản phẩm Việt ngay chính tại Việt Nam.

Người tiêu dùng làm cách nào để nhận biết được hàng “xịn”, do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất và hàng nước ngoài mạo danh, gắn mác “Made in Viet Nam”? Mời bạn đọc bài tiếp theo trên PNVN.

Theo http://www.phunuvietnam.vn/

 

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

67410

Hôm nay:
21
Tháng này:
869
Tổng lượt truy cập:
67410