Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Đồng hành cùng ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu

00:00 - 20/06/2018

Theo các chuyên gia, ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là nước biển dâng. Cũng tại đây, năm 2016 đã chứng kiến hạn hán, xâm nhập mặn ở mức kỷ lục trong 100 năm qua, đe dọa nghiêm trọng sinh kế của hàng triệu người dân. Chính vì vậy, phát triển bền vững ĐBSCL trước thách thức BĐKH đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các thành viên ASEM.

Các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tích cực triển khai các mô hình nuôi trồng đa dạng thích ứng với BĐKH. (Trong ảnh: Mô hình trồng mướp cho hiệu quả tại Cần Thơ).

Thành lập từ năm 1996, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã trở thành cơ chế đối thoại, hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục, góp phần thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển. ASEM hội tụ 53 thành viên, trong đó có 4 thành viên là Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và 12 thành viên thuộc G20, đại diện gần 60% dân số thế giới, đóng góp khoảng 60% GDP và khoảng 60% thương mại toàn cầu. Thời gian qua, các thành viên ASEM hỗ trợ Việt Nam nói chung và ĐBSCL hàng trăm triệu Euro thực hiện các chương trình ứng phó BĐKH. Trong đó: EU thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” khoảng 1,9 triệu Euro thực hiện tại ĐBSCL từ năm 2013. Tháng 3-2017, dự án đã kết thúc và đạt được những kết quả như cam kết. Dự án “Nghiên cứu khoa học về BĐKH và vấn đề xói mòn bờ biển” do EU tài trợ 1 triệu Euro, các nghiên cứu thực hiện tại Cà Mau, Tiền Giang và Quảng Nam từ 2016-2017. Chương trình hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn miền núi và hải đảo do EU tài trợ 108 triệu Euro, trong đó có các địa phương Bạc Liêu, An Giang và Cần Thơ. Chính phủ Đức và Úc đồng tài trợ vốn ODA tương đương 68,39 tỉ đồng thực hiện dự án thành phần thuộc “Chương trình bảo vệ vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích ứng với BĐKH tại các tỉnh ĐBSCL. Tỉnh Cà Mau đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện dự án “Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau” bằng vốn vay Ngân hàng KfW mức đầu tư khoảng 331 tỉ đồng. Chính phủ Đức hỗ trợ Sóc Trăng thực hiện dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng” giai đoạn 2 (2014-2018). Dự án “Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu” và “Thích ứng với BĐKH thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học” với tổng số vốn 5,1 triệu Euro viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức tại Bạc Liêu.

Pháp hỗ trợ thực hiện dự án “Nâng cao khả năng thích ứng của các địa phương dễ bị tác động của BĐKH, sự tăng tần suất và cường độ của những hiện tượng khí hậu cực đoan và nước biển dâng” với khoản vay 52,35 triệu Euro (có 1 triệu Euro viện trợ không hoàn lại), trong đó có Cần Thơ. Đan Mạch hỗ trợ ĐBSCL thích ứng BĐKH thông qua “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Việt Nam giai đoạn 2009-2015” với khoảng 40 triệu USD, đặc biệt là Bến Tre thực hiện dự án “Thí điểm ngăn nước mặn” vốn 4 tỉ đồng. Bên cạnh đó là dự án “Cấp nước bằng năng lượng tái tạo” với 33 điểm thu năng lượng mặt trời cung cấp điện cho hệ thống cấp nước nông thôn 12 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2011, Đan Mạch hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện “Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp, giúp nâng sản lượng lúa vùng ĐBSCL được sấy từ 13% lên 31%. Thụy Điển hỗ trợ thực hiện dự án “Nâng cao năng lực và xây dựng đề án định hướng phát triển mô hình Nhà máy đóng phát điện - nhiệt từ trấu ở quy mô kết hợp Nhà máy xay xát lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2015” tổng vốn gần 345.000 Euro, trong đó vốn đối ứng gần 105.000 Euro. Rumani hợp tác tỉnh Bến Tre thực hiện dự án “Thành lập thí điểm khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái”…

Theo bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao - Trưởng SOM ASEM Việt Nam, Hội nghị ASEM lần này làm sâu sắc hơn quan hệ với các thành viên, tranh thủ ủng hộ, phối hợp và hỗ trợ quốc tế của các thành viên ASEM quan tâm về ứng phó BĐKH, góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Đây là Nghị quyết đầu tiên Chính phủ dành riêng cho khu vực ĐBSCL trong lĩnh vực BĐKH và cũng là lý do Bộ Ngoại giao chọn TP Cần Thơ là địa điểm tổ chức Hội nghị, nhằm tạo điều kiện để 13 tỉnh, thành ĐBSCL tranh thủ hỗ trợ các chương trình hợp tác ứng phó BĐKH, xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ…

Tại Hội nghị ASEM, các nước thành viên bày tỏ sự quan tâm đến ứng phó với BĐKH phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Bà Andrea Faulkner, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc chia sẻ: “ĐBSCL là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Chúng tôi rất quan tâm đến sự phát triển bền vững của khu vực này. Chính phủ Úc mong muốn những hành động được thực hiện trong và ngoài nước thúc đẩy sự hợp tác ứng phó BĐKH của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng…”.

Theo Bài, ảnh: Lạc Mẫn

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

69166

Hôm nay:
11
Tháng này:
576
Tổng lượt truy cập:
69166