Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Điện thoại di động và câu chuyện về bình đẳng giới

00:00 - 13/09/2018

Mặc dù quyền sở hữu điện thoại di động đang bùng nổ, nhưng tỷ lệ phụ nữ sử dụng điện thoại di động vẫn thấp hơn nhiều so với nam giới. Hiện vẫn còn khoảng 1,7 tỷ phụ nữ trên thế giới bị thiệt thòi và bị hạn chế dùng điện thoại chỉ vì lý do giới tính. Có những nơi, việc con gái chưa lập gia đình mà đã có di động vẫn bị coi là điều cấm…

Trước đó, trong báo cáo "Phụ nữ kết nối 2015 - Vượt qua khoảng cách giới tính" mới công bố bởi Hiệp hội các nhà khai thác di động quốc tế thì trong thực tế điện thoại di động đang được đánh giá là phương tiện giúp nhiều phụ nữ trong thế giới phát triển tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm hơn bao giờ hết. Cứ 9/10 phụ nữ cũng nói rằng chiếc điện thoại của họ giúp họ cảm thấy an toàn hơn. Công nghệ di động đã giúp hàng triệu phụ nữ từ những người nghèo nhất có được việc làm hoặc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Khi mức thu nhập tăng lên, mức độ độc lập của phụ nữ tăng lên và điện thoại của họ trở thành công cụ không thể thiếu để tiếp tục thành công…

 Phụ nữ Ấn Độ bị hạn chế dùng điện thoại (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo số liệu mới công bố của công nghệ tổ chức phi lợi nhuận Technology Salon ở Washington DC (Mỹ), hiện vẫn còn khoảng 1,7 tỷ phụ nữ trên thế giới vẫn không có điện thoại di động. Hiện số phụ nữ sử dụng điện thoại di động đang ít hơn trung bình khoảng 25% so với nam giới. Ở Nam Á, khoảng cách này là 38% và ở vùng châu Phi cận Sahara lên tới 43%. Ở Nigeria, trong số 1.000 phụ nữ, chỉ có 11 người có điện thoại thông minh.

"Việc tiếp cận với công nghệ (điện thoại) nâng cao đời sống này bị hạn chế do các tiêu chuẩn văn hóa, niềm tin, các rào cản khác như khả năng chi trả, cuối cùng dẫn đến số lượng quá lớn phụ nữ không được sở hữu điện thoại di động", bà Claire Sibthorpe - Giám đốc chương trình Connected Women cho biết.

Tại nhiều làng ở 3 tiểu bang ở Ấn Độ hiện vẫn cấm phụ nữ và trẻ em gái sử dụng điện thoại di động, vì sợ hãi sẽ dẫn đến ngoại tình và rắc rối. Ở Ấn Độ, vẫn còn có những cô gái bị đàn ông thiêu sống vì cô từ chối ngừng nói chuyện điện thoại - một hành động mà họ coi là vô đạo đức.

Còn theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF): "Một cơ quan quản lý làng ở nông thôn Rajasthan (Ấn Độ) nói rằng các cô gái không sử dụng điện thoại di động hoặc phương tiện truyền thông xã hội" - báo cáo cũng cho biết. “Một ngôi làng khác ở Uttar Pradesh cấm các cô gái chưa lập gia đình sử dụng điện thoại di động". Ở Ấn Độ, chỉ có khoảng 29% phụ nữ và trẻ gái được sử dụng Internet. Họ bị thiệt thòi và bị hạn chế dùng điện thoại cũng như tiếp cận công nghệ chỉ vì lý do giới tính.

Ở Pakistan, một người phụ nữ đã theo dõi truyền thông xã hội đã bị anh trai giết vì đăng nội dung gây tranh cãi. Một người phụ nữ ở Morocco bị ném đá đến chết vì chỉ đơn giản là sở hữu một chiếc điện thoại di động… Tương tự, ở Ai Cập, Jordan, tại một số vùng việc phụ nữ không được tiếp cận với điện thoại vẫn là bởi lý do đàn ông và xã hội còn đang lo ngại về sự tương tác của phụ nữ với những người đàn ông khác bên ngoài gia đình. Ngoài ra, theo Hiệp hội các nhà khai thác di động quốc tế - chính việc phụ nữ đang phải chịu bất bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm… cũng là căn nguyên dẫn đến việc họ bị hạn chế về trình độ, kinh tế (mù chữ, bị kiểm soát về chi tiêu…) dẫn đến việc họ không có khả năng để tiếp cận, sở hữu và truy cập vào thiết bị điện thoại di động cũng như Internet. Họ không có tiền để mua điện thoại, trả phí, không có khả năng viết tin nhắn, đọc tin, báo online…

Giảm thiểu rào cản?

Trong chiến lược về  "Lợi nhuận kỹ thuật số", để thúc đẩy về chính sách, mới đây Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc đã nhấn mạnh rằng, vấn đề “phụ nữ và công nghệ thông tin” trở thành vấn đề quan trọng thứ 3 đối với bình đẳng giới (sau nghèo đói và bị bạo lực), trong đó đề cập đến giải pháp liên quan đến trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, cải thiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và công nghệ…

Ngoài ra, để thu hẹp bất bình đẳng giới trong thế giới kỹ thuật số, các chuyên gia công nghệ giới tính của tổ chức phi lợi nhuận Technology Salon tại Washington, DC (Mỹ) cũng cho biết - hiện đang có khá nhiều dự án can thiệp: Tại Somalia, công ty Telesom ZAAD đã thực hiện một dịch vụ tiền di động hướng đến phụ nữ. Công ty đã cố tình thuê nữ giới làm việc trong các chiến dịch tiếp thị để tiếp cận phụ nữ. Họ cũng thông qua sự trợ giúp của dịch vụ ngân hàng để cho vay hoặc bảo lãnh và đã giúp cho gần 140 ngàn phụ nữ đăng ký lần đầu tiên sử dụng điện thoại thông qua mạng GSM.  Tại Ấn Độ, nhà cung cấp dịch vụ di động Uninor cũng đã tiến hành cung cấp cặp thẻ kết hợp SIM bắt buộc dành cho cả người vợ và chồng. Điều này đảm bảo rằng, cứ trong số 1 khách hàng người dùng sim cặp này dịch vụ này thì ít nhất vẫn 1 người phải là phụ nữ được dùng. Uninor cũng đã tuyển dụng một mạng lưới những “người quảng bá ”, “tiên phong sử dụng” là những phụ nữ địa phương, đáng tin cậy trong cộng đồng để tiếp thị và bán sản phẩm này.

Tại Nigeria, dịch vụ 'Phụ nữ kinh doanh' cũng được triển khai, cung cấp các mẹo kinh doanh và đào tạo được gửi qua SMS (tin nhắn) cho các doanh nhân nữ. Sau khi tiếp cận 70 ngàn phụ nữ ở đó, dịch vụ này có hướng tới triển khai tới Indonesia và Tanzania…

Mặt khác, cũng tại Tanzania, năm 2018, một dự án liên quan đến “điện thoại di động và radio” hỗ trợ phụ nữ nông dân làm kinh tế cũng đã thu hút được 2.300 thành viên tham gia. Dự án được triển khai bởi tổ chức phi chính phủ Canada, IFAD ở Ethiopia, Malawi, Tanzania và Uganda.

Theo PNVN

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

69133

Hôm nay:
6
Tháng này:
543
Tổng lượt truy cập:
69133