Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Dịch Covid-19 tủ thuốc nhà bạn cần có những loại thuốc nào?

16:03 - 14/04/2020

Dịch Covid-19 tủ thuốc nhà bạn cần có những loại thuốc nào?

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Mùa dịch Covid-19 diễn ra, tủ thuốc nhà bạn cần nên có những loại thuốc này để sử dụng khi cần thiết.

TS.DS. Phạm Đức Hùng làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati của Mỹ và DS. Phạm Phương Hạnh, hành nghề (Rph) tại Toronto, Ontario, Canada đưa ra các loại thuốc nên và không nên tích trữ trong nhà trong mùa dịch Covid-19 này.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc xin để phòng hay điều trị virus corona được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp nhận. Dưới đây sẽ là một số thông tin bổ ích để bạn và gia đình có thể an toàn trong mùa dịch.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết mỗi gia đình nên tích trữ các loại thuốc mà không cần kê đơn vẫn có thể sử dụng tại nhà. Các loại thuốc này trong tủ thuốc gia đình nên có. Lưu ý thuốc nên để ở vị trí cao, tránh xa tầm tay của trẻ em. Những loại thuốc tủ thuốc mọi nhà nên có:

1. Trong thủ thuốc luôn có đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ

Trong tủ thuốc mỗi nhà dù không có nhiều thuốc nhưng phải đảm bảo có đủ các dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra sức khỏe này:

- Nhiệt kế.

- Túi chườm nóng.

- Dung dịch nước rửa tay khô có cồn.

- Băng, gạc, cồn.

- Máy đo huyết áp hay đo đường huyết nếu cần.

2. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol là thuốc sử dụng thông thường đối với nhiều người và đem lại hiệu quả cao. Mỗi viên thuốc Paracetamol có chứa 325mg hoặc 500mg thuốc. Bạn cần đọc kỹ loại thuốc đang có trong gia đình có hàm lượng nào để sử dụng hợp lý, không bị quá liều bạn cần tuân thủ khoảng cách giữa các liều thuốc liền kề kéo dài từ 4 đến 6 tiếng.

Bản chất thuốc Paracetamol tuy khá an toàn nhưng vẫn sẽ gây ra những nguy cơ có ảnh hưởng đến gan nếu sử dụng quá liều. Người lớn không có bệnh lý về gan có thể sử dụng 4000mg/ngày. Đối với trẻ em hay người bị mắc bệnh về gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc Ibuprofen, đây là thuốc có thể hỗ trợ một vài trường hợp xảy ra như: đau bụng kinh, đau nửa đầu hay viêm khớp. Đối với những trường hợp đau nhức này, sử dụng Ibuprofen sẽ tốt hơn so với sử dụng Paracetamol.

Ibuprofen khi không kê toa có thể sử dụng theo hàm lượng 200mg, 400mg khoảng cách các liều từ 6 đến 8 giờ hoặc 600mg và khoảng cách các liều kéo dài 12 giờ.

Hai loại thuốc trên đều có thể sử dụng dự trữ nhưng cần cẩn trọng bà lưu ý về cách sử dụng cũng như các đồ ăn có thể gây khó chịu đối với dạ dày. Tốt nhất nên sử dụng với liều lượng thấp, sử dụng trong thời gian ngắn.

3. Thuốc điều trị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, đau bụng liên quan đến virus đường ruột thì bạn có thể sử dụng thuốc như Smecta, Imodium. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi bị tiêu chảy trong thời gian ngắn, không có dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu,... Nếu tình trạng kéo dài trên 3 ngày bạn cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, bạn cần bù nước và chất điện giải Oresol khi bị tiêu chảy đặc biệt đối với trường hợp bị tiêu chảy là trẻ em và người lớn tuổi trong gia đình.

4. Các loại thuốc điều trị dị ứng dạng uống hoặc xịt mũi

Thuốc uống cho trẻ em khi bị dị ứng thường có dạng lỏng và được sử dụng theo cân nặng của trẻ. Các loại thuốc này đều chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết đối với trẻ.

Đối với người lớn các loại thuốc này có những loại thuốc gây buồn ngủ hoặc không buồn ngủ. Bạn có thể lựa chọn cho mình các loại thuốc phù hợp để sử dụng.

Ngoài ra, đối tượng lớn tuổi có thể bị gật gà nếu sử dụng thuốc dị ứng gây buồn ngủ. Đối với người lớn tuổi nên sử dụng thuốc không buồn ngủ để tránh gây nguy hiểm và chỉ sử dụng khi cần thiết.

Loại uống cho trẻ em thường là dạng lỏng, cần đo theo cân nặng và chỉ dùng nếu cần. Với người lớn, có loại gây buồn ngủ và không gây buồn ngủ, bạn cần lựa chọn đúng để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày. Người lớn tuổi có thể bị chóng mặt, gà gật nếu dùng thuốc dị ứng gây buồn ngủ. Từ đó dễ bị té ngã, bạn nên chọn loại không buồn ngủ và chỉ dùng nếu cần.

5. Thuốc trị ho

Các loại thuốc trị ho dạng siro có dextromethorphan. Đây là loại thuốc trị ho chỉ sử dụng khi có liên quan tới cảm cúm.

Lưu ý loại thuốc dạng siro này không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

6. Thuốc giảm axit dạ dày

Loại thuốc giảm axit dạ dày như Phosphalugel, đây là loại thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn. Nếu phải sử dụng thuốc này nhiều lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày để kiểm soát bệnh bạn cần đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình hình dịch bệnh chính xác hơn

Ngoài ra, việc lạm dụng sử dụng Phosphalugel hay các thuốc giảm axit có thể gây ra tình trạng dư axit bùng lên khi bạn ngưng thuốc và điều này có thể khiến dạ dày bị đau nhiều hơn.

7. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn

Đối với gia đình nếu có thành viên bị mắc các bệnh mạn tính hoặc người lớn tuổi không thể ra khỏi nhà thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc cần sử dụng để nhận được kê đơn trong thời gian dài hơn so với bình thường.

Còn đối với người khỏe mạnh, bạn hạn chế tích trữ thuốc, chỉ tích trữ các loại thuốc kê đơn từ bác sĩ vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

8. Các loại thuốc không tự ý mua để tích trữ phòng dịch Covid-19

- Các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa có kết quả chính xác về khả năng điều trị bệnh.

- Không tự ý mua các loại thuốc đang được nghiên cứu trị Covid-19.

- Hydroxychloroquine có độc tính trên võng mạc, hệ tạo máu, thính lực, trương lực cơ và cơ tim có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân suy gan, suy thận.

- Thuốc Lopinavir/ritonavir, loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, nhức đầu,..

Hiện tại phương pháp điều trị cơ bản của Covid-19 vẫn là điều trị hỗ trợ, điều này giúp giảm đau, hạ sốt, bù nước đối với bệnh nhân và được bác sĩ sử dụng tại bệnh viện nên mọi người không tự ý mua về sử dụng để điều trị hay phòng ngừa Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

61230

Hôm nay:
1
Tháng này:
514
Tổng lượt truy cập:
61230