Chế biến không đúng cách có thể “đánh cắp” dưỡng chất và khiến món ăn mất ngon. Thế nên, để có bữa ăn tốt, ngoài nguyên liệu tốt cần có cách chế biến tốt. Đây cũng là một trong những thông tin hữu ích mà mà chị em phụ nữ có được từ chương trình Hội thảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách với sức khỏe cộng đồng.
Quả thật, nguyên liệu, thực phẩm tốt nếu dùng sai cách, chế biến chưa đúng thì sẽ không có được món ăn trọn vẹn, ngon, cân đối và đủ dinh dưỡng. Theo đó, tại chương trình hội thảo, đầu bếp Nguyễn Thanh Vũ, Bếp phó Suất Ăn Hàng Không Vietnam Airlines, hiện đang quản lý hơn 200 đầu bếp và giảng dạy tại các trường Đại học – Cao đẳng ngành Nhà hàng - Khách sạn trong nước, đã hướng dẫn người nội trợ trổ tài chế biến món ngon với mì ăn liền, vừa đưa ra lưu ý về cách chế biến đúng cách và đảm bảo vệ sinh trong gia đình.
Cũng theo chia sẻ của đầu bếp Nguyễn Thanh Vũ thì một trong những sai lầm mà mọi người thường mắc phải khi chế biến mì ăn liền chính là “trụng mì trước khi ăn”. Việc này sẽ làm giảm độ ngon và mất đi một phần dinh dưỡng của vắt mì. Nếu bạn cho rằng trụng mì để loại bỏ một phần chất béo trong mì ăn liền cũng là không nên, vì hàm lượng chất béo thấm trong vắt mì chiên thường chiếm khoảng 16% khối lượng vắt mì giúp tạo ra sự cân đối phù hợp cho một khẩu phần ăn. Đối với các sản phẩm mì của thương hiệu uy tín, chất béo từ dầu chiên mì là an toàn vì dầu chiên sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và các chỉ tiêu.
Đếp bếp Nguyễn Thanh Vũ cho biết thêm, mì ăn liền là một nguyên liệu tốt vì nó đảm bảo an toàn vệ sinh, được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản nên có thể kết hợp, biến tấu thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Bản thân mì ăn liền chứa thành phần chính là tinh bột nên để có bữa ăn tốt nghĩa là thơm ngon, và cân bằng dinh dưỡng thì mọi người nên kết hợp với các thực phẩm khác chứa đạm, vitamin và chất khoáng như thịt, trứng, rau củ quả. Những thực phẩm, nguyên liệu này đều có sẵn trong tủ lạnh mỗi gia đình và dễ dàng chế biến.
Bữa ăn biến tấu từ mì ăn liền
Minh chứng cho những gì mình chia sẻ, đầu bếp Nguyễn Thanh Vũ đã hướng dẫn mọi người thực hiện một bữa ăn với nguyên liệu chính là mì ăn liền có tên gọi là “Mỳ trộn phô mai khô gà” vô cùng đặc sắc và hấp dẫn.
Bước 1: Cho vắt mì vào nước sôi trong khoảng 1 phút rưỡi.
Bước 2: Cho cải thìa vào luộc qua, đồng thời vớt mì ra dĩa, nên chọn dĩa sâu lòng để trộn dễ hơn.
Bước 3: Cho gói dầu của vắt mì vào dĩa mì và trộn lên để các sợi mì không dính bết vào nhau và có hương thơm.
Bước 4: Vớt rau ra đĩa mì và lấy ra 2 chén nước luộc rau mì vừa rồi, một chén có thể dùng để ăn kèm nếu mì quá khô (thêm muối gia vị để nước súp vừa miệng hơn), chén còn lại dùng để làm sốt ở bước sau.
Bước 5: Chần trứng: cho vào nước luộc một nửa chén nhỏ giấm trắng, để lửa riu riu sau đó đập trứng gà vào bát rồi từ từ cho trứng vào nồi, đợi nấu trong 3 phút.
Bước 6: Trong lúc chờ chần trứng, mọi người cho xoài xắt, phô mai sợi và khô gà lên đĩa mì để trang trí. Sau khi trứng chín, vớt ra và cho lên dĩa mì.
Bước 7: Làm sốt: Cho một chút dầu ăn để xào thơm phần đầu hành đã xắt nhỏ, cho chén nước dùng mì vào, sau đó cho vào một muỗng canh tương cà, một muỗng canh tương ớt và hòa đều, phần muối gia vị còn lại cũng có thể cho hết vào sốt và điều chỉnh theo khẩu vị.
Bước 8: Trang trí: Nên mang găng tay trước khi thực hiện, cắt đôi cà chua bi, rưới sốt lên dĩa mì và cho cà chua bi trang trí lên dĩa. Thêm rau mùi hoặc hành để trang trí theo ý thích.
Như vậy chỉ mất khoảng 10 phút là chị em có thể chế biến được món ăn thơm ngon, dinh dưỡng cho cả gia đình thưởng thức. Thế mới thấy từ những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp gia đình chỉ cần chịu khó biến tấu, thay đổi cách chế biến là chúng ta sẽ có ngay những món ngon khó có thể chối từ mà vẫn đảm bảo tính cân bằng, hợp lý về mặt dinh dưỡng.
PV
Acecook Việt Nam