Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Chữa tật hỗn của con

12:10 - 06/07/2018

Chị Bích Hậu (phường An Khánh, quận Ninh Kiều) băn khoăn không biết làm sao uốn nắn con gái 8 tuổi vì cháu rất hay cãi lời người lớn. Khi chị nhắc làm bài thì con lý sự: “Con không học, cô la con, chớ đâu la mẹ mà nói hoài vậy?”; kêu con tắm, giữ thân thể sạch sẽ thì con cãi: “Chuyện con ở dơ đâu ảnh hưởng tới mẹ”. Những lúc kiềm chế không được chị quất vài roi, y như rằng, con vừa khóc vừa gào lên: “Sinh người ta ra làm chi rồi đánh. Con kêu mấy chú công an bắt mẹ vì hành hạ trẻ em”… Biết “nết” con như vậy, trước khi dẫn con đến đâu, chị bắt con hứa không được nói hỗn, gặp người lớn phải chào hỏi, nhưng chỉ cần có chuyện không vừa ý, cô nàng giở chứng “quậy”, phát ngôn nhiều câu khiến chị Hậu bao phen mắc cỡ.

Tạo điều kiện để trẻ giao lưu, vui đùa với bạn bè, đọc sách bổ ích…, góp phần rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, biết cân nhắc lời nói, quan tâm cảm xúc người khác.

Hai năm nay, con trai 7 tuổi của chị Ngọc Yến (quận Cái Răng) cũng mắc tật trả treo. Biết con trai rất nghe lời cô bảo mẫu nên chị Yến nhờ cô khuyên nhủ, nhưng cháu chỉ ngoan ở lớp, khi về nhà... chứng nào tật nấy. Ngoài việc trả lời hỗn hào, con trai chị còn tìm cách phá hỏng đồ dùng học tập, xé sách, chế nước vô điện thoại mẹ… để “trả thù” sau khi bị phạt. Có lần chị Yến cùng con dự tiệc cưới, thấy con mải mê chơi game, chị la rầy thì con thảy mạnh điện thoại xuống bàn, không ăn, ngồi im lặng, cau có suốt bữa tiệc, ai hỏi cũng không trả lời. Chị Yến tâm sự: “Đôi lúc tức quá, tôi muốn bỏ mặc, lại sợ con quen thói xấu, càng lớn lên càng khó sửa đổi, mà dạy thì càng tức vì con cứ ngang ngạnh cãi lại”.

Nói năng thiếu lễ phép với người lớn là hành vi rất thường gặp ở trẻ và phụ huynh rất khó khắc phục tính xấu này. Các chuyên gia tư vấn tâm lý khuyên phụ huynh cần bình tĩnh nhưng nghiêm khắc, lựa lời giải thích với trẻ điều gì tốt và thói xấu nào không nên làm. Phụ huynh không nên giáo dục thô bạo, chửi mắng hay dùng đòn roi vì trẻ sẽ càng bướng bỉnh, “lì đòn”. Trẻ còn nhỏ chưa hiểu biết sâu xa nên thường mắc phải sai lầm, nếu phụ huynh biết cách giáo dục tốt, trẻ sẽ thay đổi hành vi.

 Xin chia sẻ kinh nghiệm của anh Huy Phong (quận Cái Răng) dạy con trai 8 tuổi vào nền nếp. Là cháu nội đích tôn nên cháu được ông bà hai bên, cha mẹ hết mực cưng chiều. Quen kiểu muốn gì được nấy, khi cháu khoảng hơn 6 tuổi bắt đầu giở thói hỗn hào mỗi khi không được người lớn đáp ứng nhu cầu. Một lần chứng kiến con trai đòi đuổi bà nội đi, anh Phong cương quyết phải có biện pháp dạy dỗ con. Anh bắt con viết thư xin lỗi bà nội, hứa không hỗn nữa và tự nhận hình thức phạt nếu không thực hiện. Anh kiểm tra kết hợp giải thích để con hiểu sự xấc xược, ngang bướng, sẽ làm tổn thương người khác, đồng thời, hướng dẫn kỹ năng giao tiếp lịch sự, văn minh, được mọi người quý mến; cho con đọc sách, xem phim về những tấm gương hiếu thảo, lễ phép… Anh Phong tâm sự: “Cả nhà cùng vào cuộc làm gương, dạy con theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, tạo điều kiện để con sửa đổi và kịp thời khen ngợi khi con nói chuyện lễ phép. Giờ cháu chuẩn bị vào lớp 3, tính tình ôn hòa hơn và không hỗn hào nữa”.

Theo http://baocantho.com.vn/CÁT TƯỜNG

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

69161

Hôm nay:
6
Tháng này:
571
Tổng lượt truy cập:
69161