Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết tại nhà

00:00 - 05/05/2022

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Nói chung, các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em không dễ nhận thấy vì chúng giống với sốt thông thường. Chúng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi Aedes đốt.

Ảnh minh họa từ Internet

Sau đây là những dấu hiệu mà cha mẹ nên chú ý:

- Các triệu chứng giống như cúm kéo dài từ 2-7 ngày

- Sốt cao đột ngột, liên tục với nhiệt độ trên 38,50C – 400C

- Đau đầu dữ dội, đau sau mắt, buồn nôn/nôn, sưng hạch, đau cơ, đau khớp, đầy bụng khó tiêu, phát ban trên da dạng chấm, nốt.

- Các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, nôn ra máu, thở nhanh và mệt mỏi/bồn chồn

- Đau bụng âm ỉ

Chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Thực tế không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, có thể thực hiện nhiều bước khác nhau để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết. Không cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm vi rút này. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ kịp thời bằng truyền dịch, đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.

Khi trẻ sốt ≥ 38,50C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại.

Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa…

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: Rau, nước quả ép.

Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.

Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng:

- Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.

- Trẻ buồn nôn và nôn.

- Đau bụng.

- Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ)

- Tiểu ít, đi ngoài phân đen

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

66797

Hôm nay:
12
Tháng này:
256
Tổng lượt truy cập:
66797