Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Cần Thơ: Tỉ lệ tầm soát trước sinh, sơ sinh đạt tới gần 40%

00:00 - 22/11/2018

Trong khi chỉ tiêu được Tổng cục Dân số-KHHGĐ giao về tầm soát trước sinh là 30% thì Cần Thơ không chỉ đạt mà còn vượt với tỷ lệ gần 40%. Trong đó, tại BV Phụ sản Cần Thơ, 100% trẻ sơ sinh tại đây được gia đình lựa chọn thực hiện dịch vụ làm xét nghiệm tầm soát sơ sinh.

Chị cho biết: "Do được tiếp cận với những thông tin truyền thông ở cơ sở, sau đó khi đến BV Phụ sản Cần Thơ, được đọc các tờ rơi, được bác sĩ tư vấn về tầm quan trọng của việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh thì tôi đã làm theo đầy đủ các bước. Mặc dù chi phí bỏ ra không nhỏ, khi làm các xét nghiệm cũng chi tới gần 1 triệu đồng nhưng gia đình vẫn sẵn sàng chi trả vì những lợi ích mang lại quá lớn và cần thiết". 

Chị Lan Anh cho biết: “Sau khi làm các xét nghiệm tầm soát, có được các kết quả, được bác sĩ thông báo em bé cân nặng đầy đủ, các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường, khả năng Down hay các thứ dị tật bẩm sinh khác không có nguy cơ nên tôi rất yên tâm, thoải mái”.

Tương tự, với gia đình anh chị Nguyễn Thị Thu - Quách Trung Quân (tại khu vực 15, Phường Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ), trong tháng 10/2018 cũng vừa đón bé thứ 2 ra đời. Anh chị cho biết, thông qua truyền thông trên loa, đài và cán bộ dân số, y tế của địa phương tư vấn tại trạm, đến tận hộ gia đình giới thiệu vì sao người dân phải làm tầm soát, đối tượng nào nên làm, khi nào thì cần làm và nếu làm thì đến địa chỉ nào, giá cả bao nhiêu, đối tượng nào thì được miễn phí… Do đó cả hai bé nhà chị đều được tầm soát, chẩn đoán dị tật bẩm sinh rất thuận lợi, làm theo đúng lịch - đúng thời điểm khi mẹ mang thai ở tuần thứ 11, sau đó là các  tuần 16, 20, 32, 37 và lấy máu gót chân cho bé vào 1 ngày sau sinh…

Chị Thu cho biết, “Nếu làm theo diện miễn phí thì được làm 1 số xét nghiệm tương ứng với mức chi khoảng hơn 200 ngàn, chưa được tầm soát đầy đủ những bệnh cơ bản như gia đình mong muốn, do đó chúng tôi đã làm dịch vụ, chi thêm gần 800 ngàn/lượt để làm tổng hơn 10 xét nghiệm, sàng lọc về Double test, triple test, đo độ mờ da gáy, các hội chứng Down, Thalassemia/tan máu bẩm sinh… Có lần đi xét nghiệm giai đoạn giữa của thai kỳ, kết quả nghi có vấn đề thì rất lo lắng; sau đó được bác sĩ theo dõi, chọc ối kiểm tra, kết quả xác định là bình thường nên gia đình rất yên tâm, như trút được gánh nặng".  

Đến nay, con của chị Thu đã hơn 1 tháng tuổi, rất ngoan và khỏe mạnh

100% trẻ sinh tại BV Phụ sản Cần Thơ được sàng lọc sơ sinh

Kể từ 2011 tại địa bàn Cần Thơ bắt đầu thực hiện đề án về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đến nay tỷ lệ phụ nữ có thai trên địa bàn đi thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh ngày càng gia tăng. Đặc biệt, người dân càng ngày càng có xu hướng muốn tự bỏ tiền ra để chi trả với mong muốn được làm nhiều hơn các xét nghiệm... 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Đảnh - Chi cục trưởng Chi cục DSKKHGĐ TP Cần Thơ - lý giải: “Thực tế cho thấy hiện nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tham gia tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được nâng lên rất nhiều. Mặc dù số tiền chi trả để làm các xét nghiệm không rẻ nhưng khi thấy được lợi ích của nó, nhằm giảm thiểu sinh ra những đứa con dị tật, nâng cao chất lượng dân số thì người dân sẵn sàng, tự nguyện làm. Để có được kết quả đó, trong thời gian qua ngành Dân số đã rất chú trọng công tác truyền thông tại 85/85 xã, phường của 9/9 quận/huyện".

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Đảnh: "Chúng tôi tập trung nhiều cho truyền thông, tư vấn cộng đồng và trực tiếp (nhóm, hộ gia đình) và trên các phương tiện truyền thông đại chúng về tầm quan trọng của tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho đối tượng đích (các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các bà mẹ mang thai) nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi; Nâng cao kỹ năng truyền thông và kỹ năng chuyên môn cho cán bộ dân số/y tế ở phường/quận trong thực hiện tầm soát; Phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện truyền thông về tầm soát miễn phí cho dân nghèo và đẩy mạnh giới thiệu các dịch vụ xã hội hóa cho người dân có nhu cầu tại các bệnh viện có uy tín trên địa bàn với máy móc, kỹ thuật hiện đại, bác sĩ giỏi, dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng chu đáo…". 

Cụ thể, riêng 2018, Chi cục Dân số Cần Thơ đã tổ chức được 02 lớp tập huấn cán bộ y tế/dân số xã/phường về kiến thức tầm soát cho hơn 200 người; phối hợp với BV Phụ sản Cần Thơ cử 18 bác sĩ và kỹ thuật viên siêu âm của BV Đa khoa và Trung tâm y tế quận/huyện tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật sàng lọc; in và phát hành 38.000 tờ rơi; tổ chức được 85 buổi tư vấn cho 5.527 thai phụ và vợ chồng trẻ; truyền thông 486 buổi tại cộng đồng cho 49.344 người; xây dựng được 85 CLB về tầm soát dị tật bẩm sinh với 523 buổi sinh hoạt…

Kết quả, nếu như năm 2013, tại Trung tâm Sàng lọc trước sinh và sơ sinh của BV Phụ sản Cần Thơ chỉ tầm soát khoảng 2.000 ca thì năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh Cần Thơ đã "hút" được gần 12.800 phụ nữ có thai đi tầm soát trước sinh và hơn 15.140 trẻ được tầm soát sơ sinh. Năm 2018 phát hiện 103 ca có trường hợp bất thường của bào thai và can thiệp; phát hiện và điều trị 35 ca thiếu men G6PD, 4 ca suy giáp, 1 ca tăng tuyến thượng thận…

Trong khi chỉ tiêu được Tổng cục Dân số-KHHGĐ giao về tầm soát trước sinh là 30% thì Cần Thơ không chỉ đạt mà còn vượt với tỷ lệ gần 40%. Trong đó, tại BV Phụ sản Cần Thơ, 100% trẻ sơ sinh tại đây được gia đình lựa chọn thực hiện dịch vụ làm xét nghiệm tầm soát sơ sinh.

http://www.phunuvietnam.vn/

 

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

68918

Hôm nay:
29
Tháng này:
328
Tổng lượt truy cập:
68918