Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Lương tăng, mặt bằng vẫn thấp

09:36 - 01/08/2011
Mức điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) chung vẫn đảm bảo cải thiện điều kiện thực tế của người LĐ song vẫn thấp và sẽ không thoát khỏi cuộc “rượt đuổi” giá - lương.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) chung vẫn đảm bảo cải thiện điều kiện thực tế của người LĐ song vẫn thấp và sẽ không thoát khỏi cuộc “rượt đuổi” giá - lương.

 

Lương Nhà nước tăng cao hơn lương doanh nghiệp

Bắt đầu từ ngày 1/1/2010, các doanh nghiệp sẽ thực hiện mức LTT mới, sớm hơn 5 tháng so với khu vực hành chính sự nghiệp. Theo đó, LTT chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và DN nhà nước sẽ được tăng thêm 12,3% (thực hiện từ 1/5/2010). Các DN trong nước điều chỉnh với mức tăng LTT ở vùng thấp nhất theo mức LTT chung (thực hiện từ 1/1/2010). Người nghỉ hưu, người có công với Cách mạng cũng được áp dụng theo mức trên.

Lương Nhà nước tăng cao hơn lương doanh nghiệp

Trong khu vực DN, việc điều chỉnh sẽ phức tạp hơn vì hiện tại đang chia theo hai khu vực trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc điều chỉnh LTT vùng khu vực DN trong nước còn mang ý nghĩa quan trọng, đó là nhằm tăng ngang bằng với mức lương vùng đang áp dụng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đảm bảo các loại hình DN sẽ có chung một mức LTT vào năm 2012 theo lộ trình đã được phê duyệt. “Hiện sân chơi bình đẳng vận hành theo cơ chế thị trường nên phải tiến tới không phân biệt DN khu vực Nhà nước hay có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi sẽ phải thiết kế mức tăng đối với doanh nghiệp trong nước cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dự kiến mức tăng với các doanh nghiệp trong nước khoảng 13 – 15%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 9 – 11%. Tuy nhiên đây chỉ là mức dự kiến” - ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ lao động Tiền lương - Tiền công (Bộ LĐTBXH) cho biết.

Mức tăng LTT chung từ 650.000 đồng/tháng tăng lên 730.000 đồng/tháng là mức “sàn” cho lương vùng đối với DN trong nước. Bộ LĐ-TB-XH đang tính toán mức lương tối thiểu cho 3 vùng còn lại. Hiện tại, mức LTT vùng áp dụng tại các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Vùng 1 trong nước là 800.000 đồng/tháng và DN có vốn đầu tư nước ngoài là 1,2 triệu đồng/tháng. Vùng 2 là 740.000 đồng/tháng và 1.080.000 đồng/tháng. Vùng 3 là 690.000 đồng/tháng và 950.000 đồng/tháng. Vùng 4 là 640.000 đồng/tháng và 920.000 đồng/tháng.

 

 

 

 

Bù trượt giá cho năm 2010

 

 Bộ LĐTBXH cho biết, mức điều chỉnh lần này đã được tính toán đảm bảo yếu tố trượt giá, có tính đến tăng trưởng kinh tế, cung - cầu LĐ và khả năng chi trả của DN. Từ đầu năm nay, Bộ đã tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra về tiền lương, tiền công thực hiện tại các doanh nghiệp ở ba miền và hiện nay đang xử lý số liệu. Căn cứ vào kết quả này sẽ tính khả năng tăng như thế nào thì các doanh nghiệp có thể thực hiện được. Mặc dù cho biết mức tăng 12,3% vẫn đảm bảo mức lương dựa trên mức thu nhập thực tế và mức sống tối thiểu cho người LĐ nhưng ông Hào cũng cho rằng: với từng vùng cụ thể thì việc tính chỉ số giá sinh hoạt đang gặp khó khăn. Phải tính được chỉ số giá sinh hoạt thực tế của từng vùng tăng bao nhiêu thì tiền lương tăng theo danh nghĩa cho người lao động mức đảm bảo được sức mua trong thực tế.

Tương tự như vậy, chính những người làm công tác tiền công, tiền lương cũng cho rằng câu chuyện “giá anh đi trước, lương nàng theo sau” rất khó tránh khỏi. “Đó là vấn đề tâm lý trước khi tăng lương, đặc biệt là với những người bán hàng. Thấy nói tăng lương là tăng giá “đón đầu”. Việc tăng giá này giống như “hiệu ứng Domino”, ông Hào so sánh. Một số chuyên gia về lao động cũng chỉ ra, sau khi tăng lương, giá cả đương nhiên phải tăng theo vì lương cũng là một chi phí đầu vào của tất cả các ngành, trong đó có chi phí sản xuất của DN. Lương tăng đồng nghĩa chi phí tạo ra sản phẩm tăng. DN phải tăng giá sản phẩm để bù chi phí tiền lương. Đấy là quy luật nên cuộc rượt đuổi lương giá không bao giờ kết thúc. 

Để giải quyết nỗi lo giá - lương, theo ông Hào, thực chất là LTT hiện nay của nước ta còn thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người LĐ. Do đó, Nhà nước phải đảm bảo mức lương thực tế, đồng thời cải thiện đời sống của nhân dân. Song việc này phải căn cứ dựa trên điều kiện thực tế, khả năng chi trả Ngân sách và khả năng của DN, nhất là trong thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Thêm bất kỳ chi phí gì cũng sẽ khiến DN kêu la. Vì vậy, việc tăng lương cần bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. DN vừa và nhỏ hiện chiếm số lượng rất lớn và thu hút nhiều lao động, phù hợp với chính sách giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo. Do đó, việc tăng lương phải lưu ý, nếu tăng quá cao sẽ gây “sốc” cho các DN này.

Bộ LĐTBXH cũng cho hay  sẽ lấy ý kiến DN, các hiệp hội trong và ngoài nước để điều chỉnh phương án tăng lương tối thiểu vùng hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng trong tháng 9/2009.

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

61205

Hôm nay:
16
Tháng này:
489
Tổng lượt truy cập:
61205