Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thì “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự”.
Hỏi: Mẹ tôi có bán đồ ăn vặt trên xe rồi đẩy đi các phố, thỉnh thoảng sẽ ngồi tại một số chỗ cố định để bán cho khách quen. Vừa rồi, trong lúc mẹ tôi đang bán hàng thì bị lực lượng chức năng kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi không xuất trình được thì bị phạt 1.000.000 đồng lỗi không che đậy thức ăn và không sử dụng găng tay. Vậy việc lực lượng chức năng xử phạt mẹ tôi có đúng quy định không?
Minh Anh (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thì “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự”. Do đó, việc kinh doanh của mẹ bạn được coi là kinh doanh thức ăn đường phố.
Tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định: Kinh doanh thức ăn đường phố không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc lực lượng chức năng kiểm tra, yêu cầu mẹ bạn xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là không đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc kinh doanh này của mẹ bạn cũng phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng quy định tại Điều 31, 32 Luật an toàn thực phẩm như sau:
+ Nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
+ Nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố: Nguyên liệu để chế biến phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Về vấn đề xử phạt hành chính vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố: Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Căn cứ theo quy định trên, mẹ bạn bị phạt tiền 1.000.000 đồng với lỗi không che đậy thức ăn và không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Như vậy, việc lực lượng chức năng yêu cầu mẹ bạn xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là không đúng quy định của pháp luật; còn việc xử phạt mẹ bạn 1.000.000 đồng là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Theo http://www.phunuvietnam.vn/