Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

Cái Răng: Quan tâm xây dựng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

11:53 - 10/02/2015

Góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội địa phương, 5 năm qua (2011-2014), với mục tiêu đào tạo nghề cho 3.000 lao động nông thôn, quận Cái Răng tập trung triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Cần Thơ (gọi tắt là Đề án ĐTN). Đồng thời, quận thực hiện lộ trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm (ĐTN, GQVL) cho lao động thanh niên theo Nghị quyết số 04/2011/NQ-HĐND (NQ 04) trên địa bàn quận Cái Răng giai đoạn 2012-2016.

 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án ĐTN quận Cái Răng, 5 năm qua, quận tổ chức 74 lớp nghề ở các phường, với 2.465 học viên tham gia, đạt trên 82% kế hoạch giai đoạn và trên 37% so với chỉ tiêu đề án đến năm 2020. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 71% (1,766 học viên). Ngoài ra, thực hiện NQ 04 về xã hội hóa ĐTN, GQVL cho lao động thanh niên, quận mở 7 lớp nghề, đạt trên 53,8% chỉ tiêu Nghị quyết giao (1 lớp Trung cấp Kế toán doanh nghiệp; 1 lớp Trung cấp Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa; 5 lớp lái ô tô hạng B2). Tổng kinh phí vận động xã hội hóa từ các cơ sở dạy nghề, công ty, doanh nghiệp, người học nghề và ngân sách quận trên 1,2 tỉ đồng.

 

Lớp dạy nghề đan đát cho phụ nữ phường Ba Láng.

 

Để thúc đẩy tiến độ mở lớp, nâng cao chất lượng lao động cũng như tỷ lệ lao động qua ĐTN, quận Cái Răng chú trọng hoạt động Ban chỉ đạo Đề án ĐTN các cấp. Trong đó, quan tâm thành lập tổ chuyên viên giúp việc và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ban chỉ đạo Đề án ĐTN thành phố tổ chức. Ban chỉ đạo Đề án ĐTN quận chọn phường Tân Phú làm điểm chỉ đạo thực hiện Đề án; chỉ đạo các phường triển khai lớp nghề theo mô hình thí điểm gắn với chỉ tiêu giải quyết việc làm.

 

Quá trình triển khai Đề án ĐTN, quận xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả. Đó là, mô hình may túi xách ở cơ sở may Hương Trinh, khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, duy trì hoạt động 4 năm nay với lượng hàng hóa dồi dào, thường xuyên. Cơ sở thu nhận 40 học viên các lớp nghề may gia dụng, mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/tháng/người. Thành lập từ đầu năm 2014, mô hình tổ hợp tác may gia công, khu vực An Hưng, phường Phú Thứ hoạt động hiệu quả. Tổ gồm 25 thành viên, thu nhập bình quân 1,5-2 triệu đồng/người/tháng. Mô hình sửa xe gắn máy ở khu vực 1 và 2, phường Ba Láng, hoạt động từ năm 2011 và ngày càng "ăn nên làm ra" đến nay. Hai chủ tiệm từng là học viên lớp nghề sửa xe gắn máy và sau đó mở cửa tiệm sửa xe tại nhà, thu nhận lao động học nghề và làm việc với thu nhập bình quân từ 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

 

Bên cạnh hiệu quả đạt được, việc triển khai Đề án ĐTN ở quận Cái Răng còn một số khó khăn nhất định. Các phường chưa xác định đúng nghề và nhu cầu ĐTN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và người lao động nên còn tình trạng không huy động được học viên, phải điều chỉnh nhiều lần. Một số phường chưa liên kết với cơ sở dạy nghề để xây dựng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động. Việc mở lớp nghề trình độ trung cấp còn hạn chế, do các phường chưa có kế hoạch tuyển sinh phù hợp.

 

 

Bài, ảnh: PHƯƠNG MAI

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

72592

Hôm nay:
1
Tháng này:
1
Tổng lượt truy cập:
72592