Hotline:0129.792.6923 dlxh@vwu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/phunu.cantho

11 tác dụng của quả lê rất hữu ích cho người hay ăn thường xuyên

00:01 - 26/02/2020

11 tác dụng của quả lê rất hữu ích cho người hay ăn thường xuyên

Quả lê là loại quả vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nó có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nếu như sử dụng đúng cách và thường xuyên.

Quả lê là gì? Đặc điểm, phân loại

Quả lê trong Đông y thường gọi là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn,...  Lê có đặc tính mát, vị ngọt thanh, đôi khi hơi chua, thường được dùng để chữa các chứng bệnh về ho, giải độc, thanh đờm, dưỡng huyết,... Quả lê là một vị thuốc dân gian đáng quý và nên sử dụng hàng ngày.

Quả lê tùy từng khu vực địa lý, từng nước mà có hình dạng và mùi vị khác nhau, có thể được phân loại như sau:

Quả lê Mỹ: Vỏ ngoài màu đỏ hơi vàng, đôi khi pha lẫn màu xanh, hình thon dài, phía trên nhỏ, phía dưới phình to. Trung bình mỗi quả nặng từ 200 - 300g.

Hình ảnh quả lê Mỹ

Quả lê Nam Phi: Vỏ ngoài xen kẽ giữa 3 màu là xanh, vàng và đỏ rất đẹp mắt. Đặc trưng nhất của loại lê này đó là không có hạt bên trong ruột. Mỗi quả cũng nặng từ 200 - 300g

Hình ảnh quả lê Nam Phi

Quả lê Việt Nam: Được nuôi trồng trực tiếp ở nước ta, quả có màu xanh nâu đậm đặc trưng, vỏ ngoài khá xấu so với các loại lê kia, hình dạng quả nhỏ, thường có vị chua chứ không ngọt. Quả nhỏ gọn, mỗi quả chỉ nặng từ 100 - 200g.

Hình ảnh quả lê Việt Nam (quả Mắc cọp, lê rừng)

Công dụng của quả lê đối với sức khỏe

1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng

Một quả lê thông thường nặng từ 150 đến 200g sẽ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:

- Năng lượng: 101 Kcal

- Protein: 1g

- Cacbohydrat: 27g

- Chất xơ: 6g

- Vitamin C

- Vitamin A

- Vitamin K

- Kali

- Đồng

- Magie

- Một ít folate

Và còn nhiều chất dinh dưỡng khác

Nhờ những chất dinh dưỡng quan trọng này mà tác dụng của quả lê đối với sức khỏe là không thể phủ nhận.

2. Chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt

Các vitamin điển hình trong quả lê như vitamin A, vitamin C và vitamin K đều là những chất chống oxy tự nhiên vô cùng hữu ích đối với sức khỏe con người. Ngoài ra trong quả lê còn chứa các flavonoid, lutein, beta-carotene và zeaxanthin. Các chất này đều có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm vô cùng tốt, từ đó ngăn ngừa rất nhiều chứng bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Cải thiện đáng kể hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra các hợp chất chống oxy và chống viêm kể ở trên sẽ giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, an toàn và hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu,...

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Quả lê chứa nhiều vitamin C, đây là loại vitamin vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đồng thời nó còn là chất chống oxy hóa rất tốt. Vitamin C rất cần thiết để bảo vệ DNA, sửa chữa các tế bào bị hư hại, ngăn chặn vi khuẩn độc hại xâm nhập. Từ đó giúp cải thiện đáng kể cho hệ miễn dịch của cơ thể.

5. Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch

Quả lê có chứa nhiều kali và magie, đây là những khoáng chất quan trọng giúp bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ tim mạch. Ngoài ra sử dụng quả lê thường xuyên còn giúp ngăn chặn đột quỵ, đau tim hoặc các chứng bệnh liên quan tới huyết áp khác.

6. Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương

Vitamin K trong quả lê có khả năng ngăn chặn loãng xương xảy ra ở người, bảo vệ các tế bào xương không bị tổn hại, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm canxi kết hợp với sử dụng quả lê hợp lý để bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh về xương khớp.

7. Chống lại bệnh ung thư

Quả lê có chứa nhiều loại hợp chất có khả năng ngăn chặn ung thư. Điển hình có thể kể đến đó là anthocyanin và acid cinnamic có tác dụng tiêu diệt tế bào gây ung thư rất hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được khả năng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư bàng quang,... chỉ bằng việc ăn uống trái cây điều độ, trong đó có quả lê.

8. Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường

Quả lê có chứa lượng đường nhất định, nhưng lượng đường này chủ yếu là fructose và có chỉ số glycemic thấp. Do đó người bị tiểu đường có thể sử dụng loại quả này dễ dàng mà không phải lo lắng gì. Ngoài ra quả lê còn giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin, là tác nhân quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường.

9. Hỗ trợ quá trình giảm cân ở phụ nữ

Đây là tác dụng của quả lê được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Bởi lê chứa khá ít calo, tuy nhiên lại giàu năng lượng do chứa nhiều vitamin C và A. Sử dụng quả lê thay thế cho bữa ăn sẽ giúp các chị em có thể giảm cân một cách tốt nhất. Ngoài ra chất xơ dồi dào trong quả lê sẽ giúp tạo cảm giác no lâu sau khi ăn.

10. Chăm sóc tốt cho tóc và làn da

Quả lê chứa nhiều vitamin A và C, vitamin A cùng với một vài hợp chất chống oxy hóa như zeaxanthin, lutein,.. sẽ giúp làn da trở nên sáng mịn, giảm đi tác động lão hóa lên làn da. Còn vitamin C sẽ giúp cơ thể sản sinh ra collagen, chất này giúp tóc luôn suôn mượt, cơ thể thêm trẻ trung, ngăn ngừa tình trạng lão hóa.

11. Vỏ quả lê có khả năng tiêu độc, chống viêm

Vậy vỏ quả lê có tác dụng gì? Quả lê hoàn toàn có thể ăn được cả vỏ, vỏ của nó chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt đó chính là khả năng tiêu độc, chống viêm, đây là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y để điều trị các chứng bệnh viêm họng, viêm phổi, cảm cúm, ho, giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên chỉ những quả lê không bị phun thuốc thì vỏ của nó mới có tác dụng chữa bệnh.

Lưu ý khi sử dụng quả lê thường xuyên

Quả lê có tốt cho bà bầu không? Hoàn toàn có, bởi quả lê giàu vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt giàu chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra nó còn giúp lợi tiểu, giải độc, tốt cho gan, chữa rạn da cho bà bầu.

Ăn lê có nóng không? Hoàn toàn không, mặc dù có chứa đường nhưng quả lê có tính thanh mát, rất phù hợp để sử dụng trong mùa hè, thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn vào buổi tối kẻo dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Tác hại của quả lê nếu sử dụng quá nhiều: Sử dụng quá nhiều lê có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.

Quả lệ kỵ với gì? Quả lê không nên ăn chung với củ cải, rau dền hay là thịt ngỗng. Bởi nó có thể gây ra sự cộng hưởng không hề tốt với cơ thể, thậm chí gây ngộ độc, sưng tuyến giáp, đau dạ dày….

PV

Tin cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
ĐHĐB Phụ nữ quận, huyện và đơn vị tương đương, nhiệm kỳ 2021– 2026
Hoạt động các cấp Hội
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phụ nữ Cần Thơ
Đại hội đại biểu Phụ nữ TPCT, nhiệm kỳ 2016-2021
Hoạt động 8/3
Hoạt động 20/10

Các logo liên kết

Lượt truy cập

67272

Hôm nay:
7
Tháng này:
731
Tổng lượt truy cập:
67272