Vừa qua, Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội. Bức tranh toàn cảnh việc thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được tổng hợp khái quát thành 10 vấn đề, trong đó có 3 vấn đề rất cần phương án giải quyết triệt để trong thời gian tới.
Số liệu không thống nhất
Hiện nay, việc tổng hợp thông tin về bạo lực gia đình được thực hiện theo ngành dọc. Vì chưa có sự chia sẻ số liệu giữa các ngành, cơ quan, dẫn đến sự rời rạc và không thể khái quát được số liệu chung cho tình hình bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Có khi 1 vụ bạo lực được thống kê ở báo cáo nhiều cơ quan, dẫn đến sự giao thoa số liệu rất lớn giữa các ngành. Đặc biệt, báo cáo của các cơ quan mới phản ánh được bề nổi của thực trạng.
Ảnh minh họa
Tổng hợp báo cáo số liệu các vụ bạo lực gia đình từ các Sở Văn hoa, Thể thao và Du lịch từ năm 2009 đến 2017 cho thấy, tổng số vụ bạo lực gia đình ở các địa phương là 292.268 vụ.
Tổng hợp số liệu do Tòa án nhân dân các cấp thực hiện từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, đã giải quyết 1.384.660 vụ, đạt 97,4%, còn 37.407 vụ đang trong quá trình giải quyết. 1.060.767/1.384.660 vụ án ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như bị đánh đập, ngược đãi, vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, ngoại tình (chiếm 76,6%).
Báo cáo của ngành Tư pháp cho thấy năm 2014 tiếp nhận hòa giải 31.528 vụ việc bạo lực gia đình, năm 2015 là 33.966 vụ.
Như vậy, số liệu báo cáo của các cơ quan thiếu thống nhất dẫn đến khó khăn trong thu thập và báo cáo số liệu về tình hình bạo lực gia đình.
Nhân lực thiếu
Nhân lực làm việc trong lĩnh vực gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chỉ tiêu 15 biên chế nhưng thực tế hiện có 10 người.
Ở địa phương, tính đến ngày 31/12/2017, trên toàn quốc có 12.114 cán bộ, công chức thực hiện lĩnh vực gia đình. Trong đó, cấp tỉnh có 188 người, cấp huyện có 813 cán bộ của phòng Văn hóa và Thông tin kiêm nhiệm công tác gia đình, cấp xã có 11.121 là công chức văn hoá- xã hội kiêm nhiệm thêm lĩnh vực gia đình.
Như vậy, từ Trung ương đến địa phương đều thiếu về số lượng cán bộ gia đình. Việc thu thập báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cần thực hiện ở từng hộ gia đình và ngay tại cộng đồng mà hoàn toàn thiếu mạng lưới cộng tác viên.
Mạng lưới hỗ trợ chưa đồng bộ, triệt để
Khung pháp lý hướng dẫn thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tương đối đầy đủ nhưng chưa có địa phương nào thành lập được các cơ sở nêu trên theo đúng quy định hiện hành. Hiện đã xây dựng được mô hình thí điểm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nhưng kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên rất lớn và chưa có nguồn.
Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở các địa phương cũng được triển khai nhanh với 12.055 xã/ phường đã có. Nhưng vì kinh phí hoạt động và tài liệu sinh hoạt không được duy trì định kỳ nên không tiếp tục hoạt động được.
Theo kết quả thống kê tổng hợp từ 63 tỉnh thành, có 14 nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình gồm: - Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ chê cười - Nhận thức pháp luật của cán bộ, chính quyền, đoàn thể còn hạn chế - Kinh tế khó khăn - Tệ nạn xã hội - Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới - Người dân thiếu kỹ năng ứng xử trong gia đình - Người dân ít hợp tác, dĩ hòa vi quý - Thiếu cán bộ chuyên trách cấp xã/ phường, thiếu cộng tác viên - Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hòa giải, truyền thông - Các cấp, các ngành chưa phối hợp hiệu quả - Cộng đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi bạo lực gia đình là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra hậu quả nghiêm trọng - Kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế, chế độ cho người hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình chưa thoả đáng - Chế tài chưa mạnh, chưa xử lý nghiêm, chưa hợp lý, thiên về hòa giải, phê bình, góp ý - Một số văn bản dưới luật chưa phù hợp với thực tiễn |
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia dnh Ban hành theo quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 8/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiêu chí ứng xử của anh chị em: Hòa thuận, chia sẻ 1. Đối tượng áp dụng: - Anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha - Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha 2.Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể: - Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải - Anh, chị bao dung đối với em, em kính trọng anh, chị - Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. |
http://www.phunuvietnam.vn